Hotline 1900986868

Tin tức

Tin tức Bệnh viện 199

chuyên gia

Dịch vụ nổi bật

Những điều cần biết về Phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng là một chuyên ngành trong y học, có chức năng nghiên cứu và ứng dụng nhiều biện pháp khác nhau để giúp tình trạng bệnh lý thuyên giảm hoặc phục hồi lại chức năng một số cơ quan sau điều trị, chữa bệnh.

1. Phục hồi chức năng là gì?

Phục hồi chức năng là một trong 3 thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong ngành y khoa, bao gồm phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng. Đây là một chuyên ngành trong y học, có chức năng nghiên cứu và ứng dụng nhiều biện pháp khác nhau để giúp tình trạng bệnh lý thuyên giảm hoặc phục hồi lại chức năng một số cơ quan sau điều trị, chữa bệnh.

Có thể hiểu đơn giản, phục hồi chức năng là một mảng lớn, kết hợp rất nhiều biện pháp khác nhau từ y học cho đến xã hội học, tâm lý học, kinh tế, giáo dục, hướng nghiệp,giao tiếp,... để hồi phục các bộ phận bị tổn thương, nhằm giúp người bệnh luôn có sức khỏe tốt, sống vui vẻ và có ích cho xã hội.

2. Mục đích của phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng cần thực hiện đi đôi với phòng bệnh và chữa bệnh, lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp khác nhau để tác động như vật lý trị liệu, dụng cụ trợ giúp, tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh, cải thiện môi trường sống và sinh hoạt, chọn công việc phù hợp,... Trên thực tế, mục đích chính của biện pháp này là:

- Hỗ trợ hiệu quả cho người bệnh phục hồi lại chức năng của các cơ quan, bộ phận tổn thương trong và sau quá trình điều trị, phẫu thuật.

- Giúp người bệnh thích nghi tốt với môi trường sống, sống tự lập không nhờ sự trợ giúp của người khác, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

- Ngăn ngừa và phòng chống tình trạng tái phát bệnh sau điều trị, duy trì sức khỏe lâu dài, ổn định, sống vui khỏe với gia đình và những người xung quanh.

- Tác động tích cực vào suy nghĩ của người bệnh, giúp họ có cách nhìn nhận xã hội tốt hơn, tinh thần thoải mái và dễ chịu, hạn chế các dấu hiệu căng thẳng, stress trong công việc và cuộc sống.

3. Các hình thức phục hồi chức năng

Trên thực tế, có 3 hình thức chủ yếu để phục hồi chức năng, đó là thực hiện tại các trung tâm hoặc khoa phục hồi chức năng, tại nhà và trong cộng đồng. Tại mỗi nơi thường có các biện pháp tiến hành khác nhau, tuy nhiên thông thường sẽ kết hợp nhiều phương pháp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

- Vật lý trị liệu

Mục đích của biện pháp này là giúp các cơ quan, bộ phận tổn thương có thể phục hồi chức năng bằng cách áp dụng một số kỹ thuật và các máy phục hồi chức năng, có tác dụng giảm đau, chống sưng và kích thích khả năng tự phục hồi dựa vào quá trình sinh hóa của cơ thể.

- Vận động trị liệu

Đây là phương pháp rất quan trọng trong quá trình phòng bệnh – chữa bệnh – phục hồi chức năng. Bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân thực hiện một số bài tập vận động, nắn chỉnh xương khớp bằng tay hoặc dựa vào một số loại máy móc chuyên dụng để các cơ – xương – khớp phục hồi khả năng hoạt động, tránh bại liệt, tàn phế.

- Tâm lý trị liệu

Đây là biện pháp giúp người bệnh loại bỏ các suy nghĩ tiêu cực, lấy lại sự thư giãn, thoải mái, đầu óc tỉnh táo và làm việc có hiệu quả hơn. Việc này sẽ làm quá trình phục hồi chức năng có tỷ lệ thành công cao hơn.

- Hoạt động trị liệu

Đây là phương pháp nhằm hỗ trợ và giúp người bệnh phục hồi sức khỏe tốt, có thể tự chăm sóc bản thân, tìm được công việc thích hợp, tham gia tích cực vào các hoạt động thể thao tốt cho sức khỏe, nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát. Biện pháp này có thể thực hiện tại nhà hoặc bên ngoài cộng đồng.

- Ngôn ngữ trị liệu

Là biện pháp giúp người bệnh (trẻ em, người bị tai biến) nói rõ ràng, nói rành mạch nếu gặp tình trạng chậm nói, nói ngọng. Trong một số trường hợp có thể hỗ trợ tập viết, sử dụng tay để thực hiện thủ ngữ (bé bị khuyết tật câm điếc hoặc biến chứng sau tai biến), dạy chữ nổi cho người khiếm thị,... nhằm phục hồi khả năng giao tiếp bị mất.

Cần biết, những năm gần đây, với chủ trương hướng Khoa PHCN – Bệnh nghề nghiệp trở thành “mũi nhọn” trong tiến trình Bệnh viện “vươn mình” tiến lên chính quy, hiện đại, Bệnh viện 199 đã đầu tư cơ sở vật chất khang trang và trang thiết bị máy móc hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Theo đó, Khoa PHCN – Bệnh nghề đặt tại Tầng 1 Toà nhà 11 tầng với 05 Phòng gồm: Phòng tập vận động, Phòng điện cao tần, Phòng Tập tai biến và tủy sống, Phòng tiêm thuốc, Phòng Paraffin. 05 Khu gồm Khu Lượng giá, Khu dịch vụ cao cấp, Khu điện, Khu cột sống, Khu đột quỵ…Đáng chú ý, Khu dịch vụ cao cấp với trang thiết bị hiện đại giúp cho bệnh nhân thêm nhiều lựa chọn, tăng hiệu quả trong công tác trị liệu, phục hồi.

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám, điều trị về VLTL – PHCN xin vui lòng liên hệ tại Quầy dịch vụ Khách hàng, Khoa PHCN – Bệnh nghề nghiệp hoặc qua số Hotline 1900 98 68 68 để được tư vấn, hỗ trợ.

======

BỆNH VIỆN 199
Địa chỉ: 216 Nguyễn Công Trứ - Sơn Trà - Đà Nẵng
1900 98 68 68 (CSKH)
Cấp cứu: 0236 3986881
Email:benhvien199.bca@gmail.com
Website: https://benhvien199.vn
https://vr360.benhvien199.vnn

TagsPHCN Bệnh viện 199

Các tin tức khác

THÔNG TIN BỆNH VIỆN

  • icon_footer1216 Nguyễn Công Trứ, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng
  • icon_footer2cskh@benhvien199.vn
  • icon_footer3benhvien199.vn
  • icon_footer41900986868

FANPAGE

Copyright © 2020 Bệnh Viện 199 - Bộ Công An