Hotline 1900986868

Tin tức

Tin tức Bệnh viện 199

chuyên gia

Dịch vụ nổi bật

Phục hồi chức năng - Phương pháp phục hồi tối ưu cho người sau đột quỵ

I. Vì sao sau đột quỵ cần phục hồi chức năng


Đột quỵ là bệnh lý do tổn thương trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương vì vậy gây ra nhiều di chứng từ nhẹ đến nặng nề lên các bộ phận khác của cơ thể.

Sau cơn đột quỵ, người bệnh có thể có những di chứng sau, tùy mức độ nặng nhẹ: liệt nửa người hoặc cả người, mất hoặc giảm khả năng giao tiếp bằng lời nói, mất ý thức hoặc giảm khả năng nhận thức, mất/giảm nhiều chức năng sinh hoạt bình thường,…vân vân.

Những con số về khả năng phục hồi của người bệnh sau đột quỵ:
• Hơn 50% trường hợp đột quỵ tử vong
• 10% những người sống sót sau đột quỵ hồi phục gần như hoàn toàn.
• 24% phục hồi với giảm chức năng ít
• 40% suy giảm chức năng từ trung bình đến nặng.
Trong khi đó, Mục tiêu phương pháp phục hồi chức năng là giúp người sống sót sau đột quỵ lấy lại những chức năng đã mất và trở nên độc lập nhất có thể. Người bệnh có thể học lại các kỹ năng cơ bản như tắm, ăn, mặc quần áo và đi bộ.

Phục hồi chức năng là một phần quan trọng của phục hồi đột quỵ. Mặc dù nó không đảo ngược các tác động của đột quỵ, nhưng nó xây dựng sức mạnh, khả năng và sự tự tin giúp người bệnh trở lại cuộc sống tự lập.


II. Phục hồi chức năng cho người sau đột quỵ, cần làm gì?


Một chương trình phục hồi chức năng gồm rất nhiều phần. Trong đó 3 mục tiêu chính là: phục hồi lại các chức năng đã mất cho người bệnh, cải thiện môi trường sống phù hợp với khả năng người bệnh và giáo dục gia đình, cộng đồng để tạo môi trường phục hồi cho người bệnh. Những mục tiêu đó được thực hiện hóa bởi 3 yếu tố sau:


1. Bài tập


Các bài tập Phục hồi chức năng vô cùng đa dạng. Tùy theo chức năng bị mất và mức độ tổn thương mà người bác sĩ Phục hồi chức năng sẽ xây dựng Chương trình Phục hồi chức năng phù hợp cho người bệnh. Các bài tập phục hồi chức năng bao gồm:


a. Các bài tập vận động:
Các bài tập vận động có mục đích giúp gợi nhớ mẫu vận động mà người bệnh đã mất, thúc đẩy tuần hoàn, ngăn ngừa tình trạng dính khớp, cứng khớp và yếu cơ.

bài tập vận động cho người tai biến

Các bài tập vận động cho người tai biến(đột quỵ) cần được sự hướng dẫn của kĩ thuật viên trong thời gian đầu


Các bài tập vận động vô cùng đa dạng, từ những bài tập đơn giản như nâng tay, chân đến phức tạp như gắp hạt đậu hay mặc cúc áo. Người điều trị cần đưa ra hỗ trợ phù hợp với từng bài tập vận động, bài tập vận động cần phải khó nhưng không quá khó, trong tầm thực hiện được của người bệnh.


b. Các bài tập ngôn ngữ:
Thất ngôn là một trong những biến chứng phổ biến của đột quỵ. Việc mất đi khả năng hiểu và sử dụng lời nói ảnh hưởng không nó đến sự tương tác và tâm lý của người bệnh.


Lúc này, các bài tập ngôn ngữ dành cho họ là rất cần thiết. Các bài tập ngôn ngữ có thể kể đến như: bài tập phát âm, bài tập hiểu, nhớ đoạn văn, bài tập nghe và nhắc lại,…


c. Các bài tập cảm giác:


Người bị đột quỵ có thể mất đi một vài cảm giác so với người bình thường(con người chúng ta cảm nhận được rất nhiều cảm giác) như: cảm giác kim châm, cảm giác nóng lạnh, cảm giác sờ chạm, hay khả năng cảm nhận đồ vật. Những cảm giác này sẽ được người điều trị kiểm tra và đưa ra bài tập phù hợp với những cảm giác đã bị giảm/mất đi của người bệnh.


d. Bài tập hô hấp:
Biến chứng hô hấp gặp ở rất nhiều bệnh nhân có tình trạng nặng sau đột quỵ, phải nằm một chỗ. Nếu bệnh nhân nằm một chỗ cả ngày, các bài tập hô hấp là rất cần thiết cho họ.


Những bài tập hô hấp khá đơn giản nhưng vô cùng hữu ích: các bài tập thở 2 thì, thở 4 thì, thở ngực, thở cơ hoành, hay thở hỗ trợ tiết dịch đờm,…Tất cả những bài tập này đều sẽ được hướng dẫn bởi những người có chuyên môn Phục hồi chức năng như Bác sĩ hay kĩ thuật viên.


2. Dụng cụ hỗ trợ:

dụng cụ hỗ trợ tập cho người tai biến

Các dụng cụ hỗ trợ rất đa dạng về cả loại hình và mẫu mã


Về dụng cụ hỗ trợ cho người có biến chứng sau đột quỵ, có thể nói là rất đa dạng về loại hình và mẫu mã. Những dụng cụ này hiện nay đã rất phổ biến và được bày bán rộng rãi trên thị trường: xe lăn, khung hỗ trợ bước đi, nẹp bàn chân, dụng cụ tập tay/chân, dụng cụ, máy xe đạp,…vân vân.

Việc lựa chọn các dụng cụ hỗ trợ của bệnh nhân cần được sự tư vấn từ các chuyên gia Phục hồi chức năng để đảm bảo dụng cụ ấy phù hợp nhất cho người bệnh.


3. Chuyên gia hỗ trợ:

huyết áp cao

Các chuyên gia sẽ lập kế hoạch, hướng dẫn cũng như theo dõi quá trình phục hồi của bệnh nhân


Một nhóm các chuyên gia sẽ lập kế hoạch cho Chương trình phục hồi của người bệnh để giúp \đáp ứng các mục tiêu phục hồi sau đột quỵ. Nhóm này có thể bao gồm:
• Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng - chuyên phục hồi chức năng sau chấn thương, tai nạn hoặc bệnh tật.
• Bác sĩ thần kinh - chuyên về phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị đột quỵ và các bệnh khác về não và tủy sống.
• Y tá phục hồi chức năng - giúp kiểm soát các vấn đề sức khỏe như tiểu đường và huyết áp cao và điều chỉnh sinh hoạt của người bệnh sau đột quỵ.
• Chuyên gia vật lý trị liệu - giúp giải quyết các vấn đề trong việc vận động, di chuyển và giữ thăng bằng, đưa ra các bài tập để tăng cường cơ bắp cho việc đi lại, đứng và các hoạt động khác.

• Chuyên gia Hoạt động trị liệu – Lập chương trình giúp phục hồi các hoạt động hàng ngày như ăn, tắm, mặc quần áo, viết và nấu ăn.
• Chuyên gia ngôn ngữ trị liệu – giúp người bệnh học các kĩ năng nói chuyện, đọc, và viết.
• Chuyên gia dinh dưỡng – đưa ra chế độ ăn uống lành mạnh và chế độ ăn kiêng đặc biệt ít natri, chất béo và calo.
• Bác sĩ thần kinh - chẩn đoán và điều trị những vấn đề về thần kinh, trí nhớ và hành vi.

KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG - BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Các tin tức khác

THÔNG TIN BỆNH VIỆN

  • icon_footer1216 Nguyễn Công Trứ, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng
  • icon_footer2cskh@benhvien199.vn
  • icon_footer3benhvien199.vn
  • icon_footer41900986868

FANPAGE

Copyright © 2020 Bệnh Viện 199 - Bộ Công An