Hotline 1900986868

Tin tức

Tin tức Bệnh viện 199

chuyên gia

Dịch vụ nổi bật

7 lí do vì sao đột quỵ ngày càng tăng ở người trẻ tuổi

Bạn nghĩ rằng mình còn quá trẻ để bị đột quỵ?


Bệnh đột quỵ hay tai biến mạch máu não luôn được gắn mác”bệnh của người già”vì thường thì số lượng người lớn tuổi mắc bệnh này cao hơn khá nhiều so với người trẻ. Trên thực tế, số lượng đột quỵ ở người lớn tuổi đang giảm, nhưng lại đang gia tăng ở những người trẻ tuổi. Có tới 15% các ca đột quỵ xảy ra với những người dưới 45 tuổi, và các trường hợp này xảy ra với nam và nữ như nhau.


Người bệnh sau khi bị đột quỵ sẽ phải chịu những biến chứng nặng nề như: liệt, mất cảm giác, mất khả năng tự chăm sóc, mất khả năng sử dụng ngôn ngữ, vệ sinh không tự chủ,…Cuộc sống của họ sau khi bị đột quỵ sẽ thay đổi mãi mãi. Vì vậy, người trẻ khi bị đột quỵ sẽ đối mặt với nguy cơ chịu tác hại nặng nề từ căn bệnh này trong những năm đáng lẽ làm việc hiệu quả nhất của bạn. Mặc khác nếu nhận thức được các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, bạn có thể hành động ngay để giảm thiểu hậu quả nặng nề của nó.

1. Huyết áp cao

huyết áp cao


Khoảng 20% người trong độ tuổi từ 20 đến 39 bị cao huyết áp - yếu tố nguy cơ số một của đột quỵ. Bởi vì nó không có triệu chứng, huyết áp cao có thể là một kẻ giết người lén lút, vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra huyết áp thường xuyên. Để kiểm soát huyết áp, bạn sử dụng các loại thuốc bình ổn huyết áp(theo lời khuyên của bác sỹ) và kết hợp thay đổi lối sống như ăn uống lành mạnh, tránh đồ uống có đường và hạn chế bia rượu. Chế độ ăn của người có huyết áp cao nên tập trung vào việc giảm natri và ăn rau, trái cây và sữa ít béo. Ngoài ra còn phải cung cấp các thực phẩm như cá, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt, chứa các chất dinh dưỡng có thể giúp bình ổn huyết áp.

2. Cholesterol cao

cholesterol cao


Trong số những người trẻ bị đột quỵ, cholesterol cao là đặc điểm chung nhất. Mặc dù có thể do di truyền, nhưng cholesterol cao cũng có thể là kết quả của việc ăn quá nhiều chất béo bão hòa (thường được tìm thấy trong thực phẩm công nghiệp), cũng như là hậu quả của tình trạng thừa cân và thói quen lười vận động. Nếu bạn là người có chỉ số Cholesterol trong máu cao thì phải có chế độ dinh dưỡng lành mạnh: ăn nhiều trái cây, rau và protein nạc, và bằng cách duy trì hoạt động hoặc tập thể dục vừa phải. Có những loại thuốc làm giảm cholesterol, nhưng việc dùng chúng cũng cần hạn chế vì các tác dụng phụ lâu dài của chúng đối với những người trẻ tuổi, vì vậy hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc.

 

3. Sử dụng đồ uống có cồn


Những người trẻ tuổi uống nhiều rượu thường xuyên có nguy cơ đột quỵ cao hơn đáng kể so với những người trẻ uống ít bia rượu hoặc không uống rượu. Các nhà nghiên cứu vẫn đang nghiên cứu mối liên hệ này, nhưng rượu làm tăng nguy cơ phát triển huyết áp cao và các động mạch bị tắc nghẽn, có thể dẫn đến đột quỵ.


4. Hút thuốc

hút thuốc


Theo khẳng định của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, bạn càng hút thuốc nhiều, bạn càng dễ bị đột quỵ. Hút thuốc vẫn là nguyên nhân số một gây tử vong có thể ngăn ngừa được ở Hoa Kỳ. Nó liên quan trực tiếp đến 50% số lần đột quỵ ở thanh niên. Nếu bạn là người hút thuốc, hãy tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ để được tư vấn về cách bỏ thuốc và tham gia các chương trình cai thuốc lá bạn.


5. Béo phì

béo phì


Khối lượng cơ thể nhiều hơn đồng nghĩa với nguy cơ đột quỵ cao hơn. Theo một số ước tính, số người béo phì đã tăng gấp đôi ở trẻ nhỏ và tăng gấp bốn ở thanh thiếu niên trong 30 năm qua; hơn một phần ba số người trong độ tuổi từ 6 đến 19 bị thừa cân hoặc béo phì. Trong một nghiên cứu, béo phì là một yếu tố làm tăng tỷ lệ bị đột quỵ lên 57%. Nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn giảm cân và thói quen sống lành mạnh để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.


6. Bệnh tiểu đường


Những người mắc bệnh tiểu đường - cả loại 1 và loại 2 - có nguy cơ đột quỵ cao gấp hai đến bốn lần so với dân số chung. Các chuyên gia ước tính hơn 200.000 người dưới 20 tuổi đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường (con số này không tính đến những người chưa được chẩn đoán), điều này làm tăng nguy cơ biến chứng trong khi hồi phục sau đột quỵ.

 


7. Bệnh động mạch vành


Hơn một nửa thanh niên trong độ tuổi từ 18 đến 24 có ít nhất một yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành, khiến họ có nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch có thể dẫn đến đột quỵ. Điều quan trọng là phải biết liệu bạn có nguy cơ mắc bệnh mạch vành hay không và nếu có, hãy hành động để ngăn chặn căn bệnh trở nên tồi tệ hơn. Khoảng 80% các trường hợp mắc bệnh tim và đột quỵ có thể phòng ngừa được thông qua chế độ ăn uống và lối sống, vì vậy nếu còn trẻ, bạn có thể bắt đầu thiết lập các thói quen ngay từ bây giờ sẽ giúp bạn khỏe mạnh về lâu dài.

 

KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG - BỆNH NGHỀ NGHIỆP, BỆNH VIỆN 199

Các tin tức khác

THÔNG TIN BỆNH VIỆN

  • icon_footer1216 Nguyễn Công Trứ, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng
  • icon_footer2cskh@benhvien199.vn
  • icon_footer3benhvien199.vn
  • icon_footer41900986868

FANPAGE

Copyright © 2020 Bệnh Viện 199 - Bộ Công An